Cơ Hội Nghề Nghiệp Khi Học Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn
Trở Thành Đầu Bếp Chuyên Nghiệp
Nếu cách đây mười năm, Đầu bếp được xem là công việc vất vả, khó phát triển thì hiện nay, Đầu bếp là những con người tài hoa, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Một khi đã vươn đến vị trí Bếp phó, Bếp trưởng, Giám sát thì mức lương cơ bản của họ có thể lên đến hơn 1000 USD. Đặc biệt khi tình hình tuyển dụng Đầu bếp chuyên nghiệp hiện nay rất khó khăn, việc tốt, lương cao thì nhiều nhưng số lượng ứng viên đáp ứng được lại không đủ. Các nhà hàng, khách sạn vẫn chấp nhận tuyển dụng sau đó đào tạo thêm nhưng ít nhất ứng viên phải biết nghề, cộng thêm vốn ngoại ngữ.
Đầu bếp là những con người tài hoa, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp
Bắt đầu từ vị trí Phụ bếp, bằng kiến thức, kỹ năng học được, sự sáng tạo và nỗ lực không ngừng, bạn sẽ dần chinh phục được những vị trí từ cơ bản đến quan trọng. Công việc Đầu bếp mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cùng cơ hội phát triển bản thân cho những ai biết nắm bắt và có lộ trình rõ ràng.
Khởi Sự Kinh Doanh Mô Hình Ẩm Thực
Khởi sự kinh doanh quán ăn, nhà hàng là hình thức khởi nghiệp đang rất “hot” vì nhu cầu thưởng thức món ngon, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch của người dân đang tăng cao. Thị trường nhượng quyền, phong trào khởi nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành các mô hình ẩm thực.
Mở một quán ăn, một nhà hàng không khó nhưng để duy trì nhà hàng đó thì bạn cần đến nghiệp vụ và kỹ năng quản lý của một người làm Bếp thực thụ. Bằng những gì được học tại chương trình Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn, bạn sẽ tự tin làm chủ mô hình kinh doanh của mình. Nếu không trực tiếp đứng bếp, kiến thức, kỹ năng mà bạn có sẽ giúp bạn đào tạo, quản lý nhân viên dễ dàng hơn, có những kế hoạch phù hợp phát triển mô hình.
Phát Triển Đến Những Vị Trí Cao Trong Ngành F&B
Sau khi đảm nhận vị trí Đầu bếp, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến đến những vị trí cao hơn như Giám sát, Quản lý Ẩm thực, Giám đốc Ẩm thực… Từ gian bếp, bạn đến với những không gian làm việc mới, mức lương tăng dần thể hiện được sự phát triển vượt bậc trong con đường nghề nghiệp của mình.
Sinh viên thực hành tại không gian bếp tiêu chuẩn
Bên cạnh đó, học Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn không nhất thiết phải làm Đầu bếp mà còn có thể “lấn sân” sang các lĩnh vực khác như Nghiên cứu sản phẩm, Đào tạo nghề Bếp, Sản xuất hàng tiêu dùng, Marketing lĩnh vực F&B, Foodstylist…
Làm Việc Tại Nước Ngoài
Hiện nay không ít những người theo học chương trình Kỹ Thuật Chế Biến Món Ăn để đi định cư hoặc sang nước ngoài làm việc theo 2 hình thức: tự do hoặc xuất khẩu lao động.
Nhiều nước mở cửa nhận CV của các Đầu bếp Việt Nam để tuyển dụng cho những mô hình nhà hàng, khách sạn. Sau một thời gian làm việc tại Việt Nam, bạn có thể chủ động tìm việc tại nước ngoài và được phỏng vấn online. Các vị trí thường được tuyển là Đầu bếp Á, Đầu bếp món Việt, Đầu bếp hay Quản lý cho các nhà hàng Việt Nam tại nước ngoài.
Các cơ hội xuất khẩu lao động thường được các công ty về giới thiệu việc làm, công ty tuyển dụng mang đến cho ứng viên tại Việt Nam. Là người có kỹ năng, kinh nghiệm cùng khả năng tiếng Anh, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt những cơ hội này.