TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG NGHỆ
THĂNG LONG

Trường Trung Cấp Công Nghệ Thăng Long

KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG

Tên ngành, nghề: Kỹ thuật pha chế đồ uống
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Thời gian đào tạo: 01 năm (Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp Trung cấp trở lên)
Thời gian đào tạo: 02 năm (Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THCS trở lên)
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng trung cấp 

Để trở thành một nhân viên pha chế, tất nhiên bạn phải biết cách pha trộn các loại đồ uống sao cho hợp lí về cả liều lượng và đúng quy trình. Ngoài những loại đồ uống truyền thống có công thức và quy định riêng về thành phần, trình tự mà người pha chế phải tuyệt đối tuân thủ thì họ cũng cần biết sáng tạo thêm các loại đồ uống mới của riêng mình. Phong cách khi pha chế như: cách cầm chai rượu, dụng cụ, cách lắc trộn hỗn hợp hay cách di chuyển, cách phục vụ… cũng là những yếu tố quan trọng thể hiện tài năng và tay nghề của từng người.

     Một nhân viên pha chế phải đảm nhận và trực tiếp chịu trách nhiệm nhiều đầu công việc. Trong đó có các việc cơ bản gồm:

– Chào đón khách. Thực hiện ghi chép, order theo yêu cầu của khách.

– Giới thiệu thực đơn và thực hiện pha chế cho khách.

– Rót thức uống và phục vụ khách hàng. Lúc này, nhân viên pha chế có thể biểu diễn trực tiếp các kỹ thuật độc đáo của mình để gây hứng thú với khách hàng.

     Ngoài ra, còn phải thực hiện một số công việc như: kiểm tra để xác định xem khách hàng có đủ độ tuổi để order rượu bia không trước khi phục vụ đồ uống; dọn dẹp khu vực làm việc trước và sau khi hết ca; thanh toán bill cho khách hàng…

TƯ VẤN NGAY
KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG
Tại sao nên học KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG

Tại sao nên học KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG

+ Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của bộ phận Pha chế đồ uống trong hoạt động của quầy bar độc lập, nhà hàng, khách sạn;

+ Liệt kê được các vị trí công việc trong bộ phận Pha chế đồ uống;

+ Mô tả được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên phục vụ Pha chế đồ uống;

+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong bộ phận Pha chế đồ uống;

+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ sử dụng tại bộ phận Pha chế đồ uống và công dụng của chúng;

+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống có cồn: Đặc điểm, tính chất, nguyên liệu, phương pháp sản xuất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;

+ Phân loại và mô tả được các loại đồ uống không cồn: Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;

+ Mô tả các loại quầy bar và trình bày được đặc điểm kinh doanh của từng loại;

+ Trình bày được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong nhà hàng nói chung và bộ phận Pha chế đồ uống nói riêng để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;

+ Giải thích được các nguyên tắc quản lý nhân sự, quản lý chất lượng dịch vụ trong bộ phận pha chế đồ uống;

+ Trình bày được các nội quy, quy định của bộ phận pha chế đồ uống.

Mục tiêu đào tạo của ngành KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG

+ Giao tiếp được với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận Pha chế đồ uống;

+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ quầy bar;

+ Sắp xếp được các trang thiết bị, dụng cụ quầy bar một cách hợp lý, gọn gàng, thuận tiện và an toàn cho công việc;

+ Sắp xếp, trưng bày được đồ uống và các nguyên liệu pha chế theo nhóm;

+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống không cồn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Phân loại, nhận biết được các loại rượu mạnh thông qua màu sắc và mùi vị;

+ Pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn theo đúng định lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;

+ Thực hiện quy trình pha chế và phục vụ đồ uống cho khách theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn;

+ Thực hiện được quy trình làm vệ sinh, bảo dưỡng các loại trang thiết bị, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;

+ Sử dụng các loại nguyên liệu pha chế một cách hợp lý và tiết kiệm;

+ Giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình pha chế và phục vụ khách;

+ Giám sát được các tiêu chuẩn và quy trình pha chế, phục vụ;

+ Quản lý hành chính và nhân sự bộ phận Pha chế đồ uống;

+ Quản lý được các trang thiết bị Pha chế đồ uống;

+ Quản lý được vật tư hàng hóa của bộ phận Pha chế đồ uống;

+ Giám sát và quản lý được các tiêu chuẩn chất lượng của bộ phận Pha chế đồ uống.

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống, sinh viên sẽ làm việc ở các vị trí công việc khác nhau tại bộ phận pha chế đồ uống trong khách sạn, nhà hàng và các quầy bar như: Nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ rượu, vị trí giám sát của bộ phận pha chế đồ uống trong nhà hàng, vị trí trợ lý trưởng bộ phận pha chế đồ uống trong các quán Bar, vị trí trưởng bộ phận pha chế đồ uống trong các khách sạn, nhà hàng và quán bar. Có khả năng làm quản lý, giám sát, trưởng bộ phận pha chế trong các quán bar độc lập. Có khả năng tự kinh doanh quán bar độc lập.

Làm giảng viên giảng dạy các lớp sơ cấp và là giảng viên dạy thực hành nghề cho các lớp sơ cấp và trung cấp pha chế đồ uống trong các trường dạy nghề Khách sạn.

Đăng ký tư vấn

Hotline: 0914770056

Thời gian xét tuyển và khai giảng

Đăng ký xét tuyển: Từ ngày 01/01/2024 đến 30/10/2024

Xét tuyển Online:

Thí sinh đăng ký xét tuyển online. Trường nhận được thông tin hồ sơ, tiến hành xét tuyển => báo kết quả => Thí sinh làm thủ tục nhập học.

Thời gian khai giảng:

- Đợt 1: Ngày 02/06/2024.

- Đợt 2: Ngày 06/09/2024.

- Đợt 3: Ngày 04/10/2024.

- Đợt 4: Ngày 10/11/2024.

Hình ảnh

Liên Hệ